Cây Hoa Mận
_ Cây Mận hay còn gọi mận bắc (danh pháp khoa học: Prunus salicina) là một loài cây rụng lá nhỏ bản địa tại miền bắc Việt Nam và Trung Quốc thuộc Chi Mận mơ. Nó cũng được trồng trong các vườn cây ăn quả ở miền bắc Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc.
Hoa mận mộc châu
Mận Bắc cùng thuộc phân chi Prunus của chi Prunus với một số loài khác như mơ ta (cũng được trồng tại miền bắc Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên), mận gai, mận anh đào, mận châu Âu…
Hoa mận
Kích thước cây Hoa mận bắc.
_ Cây mận có thể cao đến 10 mét (33 ft), và có chồi màu nâu đỏ. Các lá dài từ 6–12 cm và rộng 2,5–5 cm, cạnh lá có rặng cưa. Những bông hoa xuất hiện vào đầu xuân, có đường kính 2 cm với năm cánh hoa màu trắng.
Quả mận là loại quả hạch có đường kính 4–7 cm và có thịt màu hồng-àng; quả có thể được thu hoạch vào mùa hè. Khi chín, có thể ăn sống quả. Ngoài ra, có thể làm ô mai hoặc ngâm lấy nước uống.
Tại Trung Quốc, quả mận được ướp với đường, muối, và cam thảo. Tại Nhật Bản, quả được sử dụng khi còn ương để làm hương liệu cho một loại rượu mùi gọi là sumomo shu và tại Trung Quốc cũng có loại rượu làm từ quả mận.Quả mận cũng được sử dụng trong Đông y.
Các loại mận.
_ Có nhiều giống mận khác nhau được trồng tại Trung Quốc, một số là giống lai. Mận cũng được trồng phổ biến tại Nhật Bản và Triều Tiên. Ở Việt Nam, các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La có nhiều chủng ngon, như mận hậu, mận Tam Hoa, mận Lạng Sơn, mận Vân Nam.
cây Mận Tam Hoa.
Cây mận miền bắc khác hăn với mận miền nam. Mận miền nam chính là cây gioi ăn quả ở ngoài bắc.
Ở Miền Nam Việt Nam, vùng trồng mận nổi tiếng là trại Hầm với các chủng mận Đà Lạt, mận đỏ, mận đỏ bạch lạp, mận vàng, mận Vân Nam.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.