Cây khế đang là 1 cây được ưa chuộng nhất hiện nay. Khế tượng trưng cho quê hương, nhắc nhở con cháu dù đi đâu vẫn luôn nhớ về nguồn cội. Theo phong thủy quả khế màu vàng, quả xum xuê tượng trưng cho vàng bạc tiền tài. nên nó mang ý nghĩa mang lại may mắn tiền tài cho gia chủ. Theo truyện cổ Việt Nam ăn khế trả vàng, nếu bạn trồng trước nhà cây khế sẽ luôn gặp được may mắn tài lộc. Cây xanh Hồng Dương là đơn vị cung cấp cây khế chua, cây khế ngọt với đầy đủ kích thước, số lượng khách hành yêu cầu. Cam kết cây sinh trưởng tốt, bảo hàng, chăm sóc, giá thấp nhất thị trường. Rất mong được phục vụ quyskhachs hàng khắp cả nước.
Đặc điểm cây khế
Cây khế còn được gọi là Ngũ Liêm Tử có Tên khoa học: Averrhoa carambolaL. thuộc họ Chua me đất – Oxalidaceae có nguồn gốc từ Sri Lanka.
Cây khế thuộc cây thân gỗ nhỏ, nhiều cành nhánh, và phân cành thấp, chiều cao khoảng 3-7m. Khi cây già vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều nốt sần và có ít lông như thân non. Gỗ cây giòn, dễ gãy, rễ cọc sâu tới 1,5m, các rễ lông hút hoặc rễ chùm thì tập trung ở đất mặt khoảng 30-40 cm.
Lá khế màu xanh tươi, hình trái xoan nhọn ở đầu, lá kép mọc đối ở các cành,mép nguyên,có lá dài đến 50cm. Hoa khế màu tím hồng, mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành nên rất sai hoa. Mỗi cánh hoa có 2 phần móng ngắn màu trắng; phần phiến hình bầu dục có màu hồng tím nhạt ở mặt ngoài, mặt trong đậm màu hơn với rất nhiều chấm tím đậm. Cây khế nảy chồi vào mùa xuân, hoa nở vào đầu hạ và kết quả và cuối thu.
Nên khi gặp điều kiện thời tiết khô và ấm thì tỷ lệ đậu quả rất cao lên đến 50-70% số hoa nở. Quả khế có 5 múi, vị giòn, chua ngọt. Khế có hai loại chua thường múi nhỏ và ngọt múi to và mọng hơn. Khi non có màu xanh, khi chín chuyển màu vàng.
Khế có thể phân làm hai loại giống: Giống khế ngọt và giống khế chua. Nhận biết qua vị trái và đặc tính của giống.
Giống khế ngọt: Cây thường bé, cành rũ xuống, lá có màu xanh nhạt, đọt màu nâu, hoa màu hồng. Trái chín màu vàng nhạt, hạt gần như trắng. Xem thêm cây bóng mát
Bán cây khế
Giống khế chua: Thường tổng hợp cây, cành dựng, đọt non màu nâu đỏ sẫm hơn khế ngọt, chét lá tổng hợp, mỏng, màu xanh tối, màu hoa đỏ sẫm, trái tổng hợp, vàng đậm, hạt có màu nâu.
Thường người ta nhân giống khế bằng gieo hạt, bởi khế mau cho thu hoạch. Sau trồng độ một năm cây khế đã có trái. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian bạn có thể mua sẵn cây giống ở các vườn ươm hoặc cây to tại các nhà vườn
Không phải vì hiện nay mọi người ưa chuộng giống khế ngọt mà những cây khế chua bị quên lãng đâu nhé. Khế chua vẫn được nhiều người trồng trong vườn để ăn hoặc làm cảnh. Trong y học khế chua được chứng minh là có nhiều công dụng hơn khế ngọt.
Từ xưa những cây khế được trồng ở nước ta hầu như là giống khế chua. Mãi cho đến khi giống khế ngọt được du nhập thì người dân mới chuyển sang trông nhiều khế ngọt vì đơn giản chúng ngon miệng dễ ăn hơn khế chua. Tuy nhiên không vì thế mà khế chua mất đi vị thế của mình. Hương vị dôm dốp chua chua giòn khiến ai cũng phải nhớ mãi.
Mua cây khế chua
Cách trồng, chăm sóc cây khế ngọt
Khế con được chọn đem trồng phải đảm bảo được đầy đủ tính trạng của cây mẹ. Cây phải cao trên 50cm và khỏe mạnh không bị sâu bệnh.
Theo như knh nghiệm đã được truyền lại thì thời vụ trồng tốt nhất là vào tháng 2-3 hàng nă Khế ngọt có thể trồng trong nhiều loại đất khác nhau. Tuy vậy loại cây này cho thấy sự thích nghi tốt nhất với loại đất mụn tơi xốp và thoát nước tốt. Độ pH khoảng 6.
Sau khi đã chuẩn bị được đất và chọn được cây giống phù hợp bạn tiến hành trồng cây con xuống đất. Đào một hố nhỏ và đặt bầu đất vào rồi lấp đất xung quanh kín phần cổ rễ. Bạn có thể cắm cọc cho cây để tránh bị đổ. Buộc cây với cọc sau đó tưới nước duy trì độ ẩm trong 3 tuần sau đó.
Cây khế ưa ẩm nên bạn cần phải cung cấp nguồn nước thường xuyên để cây phát triển. Định kì sau khi trồng 2 ngày tưới nước 1 lần và giảm dần sau 3 tháng. Khi vào mùa khô cần tăng lượng nước tưới và mùa mưa chú ý thoát nước cho đất tránh ngập úng.
m. Bạn có thể trồng thâm canh với khoảng cách 6m mỗi cây.
lót trước khi trồng, lượng phân cho một hố là: 5 – 10 kg phân hỗn hợp gồm 50 – 60% phân chuồng ủ hoai mục + 20 – 30% phân NPK + 10 – 20% xỉ than lò gạch hay xỉ than tổ ong, có thể kết hợp với lông gà, xác xúc vật (nếu có).
Cần cắm cọc vào giữa hố để giữ cây. Cuốc một hốc giữa hố vừa với bầu khế. Đặt bầu cây giống vào rồi lấp đất bột xung quanh, nén vừa phải. Buộc cây vào cọc đã cắm sẵn, để cây không bị lay gốc khi có gió bão. Sau khi trồng cần tưới nhẹ nước, độ ẩm trong đất khoảng 60 – 80%. Khế không cần nước nhiều, nhưng cũng không được để đất quá khô. Khi cây cao độ 80 cm đến 1m, cần loại bỏ những cành tăm, khuất tán để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ngọn và những cành lộ sáng. Cần lấy cọc chống đỡ cho cành, cây khế. Vì cành, cây khế giòn, dễ gãy (thời kỳ sắp thu hoạch trái).
Làm cỏ: Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.
Khế thường bị các loại sâu non (thuộc bộ cánh phấn) và ruồi đục trái phá hoại. Chúng gây hại cả hoa và trái non. Để phòng trừ có thể dùng Trebon 0,2% phun vào giai đoạn trái còn nhỏ, nếu phun vào giai đoạn trái lớn, dễ gây ngộ độc.
Hàng năm, vào mùa khô, dùng nước vôi bão hoà quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài sâu đục vỏ, đục thân… xâm nhập gây hại. – Vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng đưa ra khỏi vườn.
Mục đích của việc cắt tỉa tạo tán để cho cây khế phát triển đều và cành phân bố rộng khắp tán. Việc cắt tỉa còn giúp bạn loại bỏ cành già, cành yếu và cành sâu bệnh để cây tập trung nuôi cành khỏe mạnh. Thời điểm cắt tỉa thích hợp nhất là trước thời kì ra hoa và sau khi thu hoạch quả.
Một đặc điêm cần chú ý ở cây khế ngọt cũng như các giống khế khác nói chung là phần thân cây to dễ bị ánh nắng làm cho nứt vỏ. Chính vì thế mà việc cắt tỉa tạo tán rộng sẽ giúp che phủ cho thân cây được tốt hơn.
ũng giống như các giống cây khác thì cây khế ngọt cũng cần phân bón để phát triển. Hàm lượng phân bón và thời gian bón sẽ khác qua các năm
3 năm đầu: Bạn tiến hành bón thúc cho cây lượng phân bón bao gồm 200-400g NPK và 5kg phân chuồng hoai mục.
3 năm tiếp theo là giai đoạn cây cho thu hoạch quả nhiều nên cần tăng lượng phân bón lên 4kg NPK và 20kg phân chuồng. Định kì chia ra làm 3 lần trong một năm. Xem thêm hoa cây cảnh
Khế ngọt chín sau khoảng 3 tháng từ khi ra hoa. Độ chín của quả sẽ tùy thuộc vào màu sắc của quả và bạn muốn thu hoạch ở thời điểm nào. Không nên thu hoạch khi khế ngọt còn
Cây khế đường kính 20cm
Công dụng của cây khế chua
Cay khe vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, trừ phong, tiêu viêm. Công dụng của quả khế là chữa ho, viêm họng, sổ mũi, dị dứng, lở sơn, thúc sởi mọc, trị bí tiểu, sốt rét và chữa scorbut (một loại bệnh do thiếu vitamin C gây nên với một số biểu hiện như viêm lợi, chảy máu chân răng, tụ máu dưới màng xương, tăng sừng hóa ở nang lông,…). Cách dùng cũng là sắc uống với liều từ 20 đến 40g hoặc hơn. Một kinh nghiệm dân gian khá hay bên cạnh công dụng chữa bệnh của quả khế là loại quả này vắt lấy nước còn có thể tẩy được các vết gỉ sắt, hoen ố trên áo quần, vải vóc.
Lá khế có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, tiêu viêm, lợi tiểu. Lá khế có công dụng chữa lở sơn (loại bệnh dị ứng, lở loét do tiếp xúc với cây sơn), dị ứng thông thường, nổi mề đay, cảm nắng, sổ mũi, sốt, ho, sốt xuất huyết, tiểu buốt, tiểu ra máu, mụn nhọt, ngộ độc và các bệnh khác như viêm tiết niệu, viêm âm đạo (ở phụ nữ). Cách dùng là sắc nước uống với liều từ 20 đến 40g (hoặc hơn) một ngày.
Hoa khế có tác dụng bổ thận sinh tinh, nhuận phế, trừ ho, chỉ khát (hết khát). Hoa khế chữa kinh giản (co giật) ở trẻ em, ho gà, thận hư, kém tinh khí với cách thức là hãm nước sôi uống, liều từ 8 đến 16g.
Vỏ thân và vỏ rễ cây mang tác dụng thanh hỏa nhiệt, tiêu đờm trệ, trừ nhiệt tích, giúp ban sởi dễ mọc và trừ ho. Dùng vỏ thân và vỏ rễ khế có thể chữa được đau khớp, đau đầu mãn tính, viêm dạ dày, viêm ruột, tiểu ít, lên sởi ở trẻ hay bệnh ho, viêm họng. Sắc uống với liều dùng là từ 8 đến 16g hoặc hơn.
Ngoài ra, lá khế, quả khế, hoa khế và vỏ thân cây khế khi kết hợp cùng các dược liệu dân gian khác đều là những bài thuốc đặc biệt hữu ích với công dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Xem thêm cây nội thất
Bán cây khế
Ý Nghĩa cây khế
Theo các chuyên gia phong thủy cây khế là loại cây mang may mắn tiền tài cho gia chủ . Khi nhắc đến tên loại quả này người ta sẽ liên tưởng ngay đến chữ “Vàng” trong tiền tài của cải. Hơn nữa, chắc bất kỳ ai trong số chúng ta cũng đã từng nghe đến sự tích “ăn khế trả vàng”. Nhờ đó mà nhiều người tin tưởng hơn về giá trị của cây khế.
Cây khế to là một loại cây tốt, cho bóng mát, quả thơm trong vườn nhà. Thậm chí, người ta còn đưa cây khế vào trong câu hát thân thương “Quê hương là chùm khế ngọt”. Khế tượng trưng cho quê hương, nhắc người ta dù đi đâu cũng nhớ về quề hương, nguồn cội.
Giá cây khế
Quý khách hàng có thể đên trực tiếp nhà vườn Hồng Dương để chọn cho mình nhưng cây khế hà nội ưng ý nhất. Còn nhưng khách hàng ở xa có thể gọi điện theo sđt: 0904.109.995 hoặc 0989.615.100 để được tư vấn báo giá cho đơn hàng của bạn. chúng tôi sẽ gửi zalo, messenge ảnh, kích thước cây thực tế cho khách hàng lựa chọn. Hồng Dương cam kết hàng chất lượng, chế đội bảo hành chăm sóc, uy tín, giá thấp nhất thị trường. Hồ sơ năng lực công ty hồng Dương
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.